Thoát vị đĩa đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị

Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý phổ biến hiện nay chiếm 80% dân số thế giới có thể gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Vậy thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Phương pháp điều trị nào hiệu quả?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ và ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có vai trò như một “chiếc đệm giảm chấn” giúp cột sống có thể vận động linh hoạt, giảm thiểu tổn thương khi hoạt động.

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng và chèn ép vào các rễ thần kinh gây ra tình trạng đau nhức, tê bì.

Tình trạng tê nhức thường lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, đau vùng cổ, vai và cánh tay,… Ban đầu bệnh nhân có thể cảm thấy tình trạng đau âm ỉ, nhưng càng về sau thì cơn đau sẽ dữ dội và dồn dập hơn. 

Nguyên nhân và triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Trước khi đi tìm hiểu về câu trả lời “Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?” ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và triệu chứng gây ra bệnh này.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thoái hóa cột sống: Khi chúng ta già đi, đĩa đệm dần mất đi độ đàn hồi và dễ bị rách, gây thoát vị.
  • Chấn thương: Các chấn thương cột sống do tai nạn, nâng vật nặng sai cách hoặc các hoạt động thể thao mạnh có thể làm rách vòng sợi ngoài của đĩa đệm.
  • Tư thế không đúng: Ngồi làm việc lâu, đứng sai tư thế, cúi đầu quá nhiều trong thời gian dài có thể gây áp lực lên đĩa đệm.
  • Mang vác nặng: Việc mang vác vật nặng quá sức hoặc sai tư thế có thể làm tăng áp lực lên cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do yếu tố di truyền.
  • Bệnh lý khác: Các bệnh lý như viêm khớp, gai cột sống cũng có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm: 7 Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm – Biết Để Phòng Ngừa

Triệu chứng

Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm bị tổn thương và mức độ chèn ép lên dây thần kinh mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến:

  • Đau nhức chân tay: Xuất hiện những cơn đau đột ngột ở vùng cổ, vai gáy, tay chân, thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau nặng mỗi khi vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi.
  • Tê bì tay chân: Khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây ra những cơn đau nhức và tê bì vùng thắt lưng, vai gáy và phát triển tới mông, đùi, gót chân,… gây cảm giác như kiến bò, kim châm trong người.
  • Yếu cơ, bại liệt: Là triệu chứng khi bệnh đã tiến triển nặng và người bệnh khó có thể di chuyển, vận động và dần dẫn tới teo cơ và liệt các chi. 
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Câu trả lời cho câu hỏi “Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?” là CÓ THỂ. Thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị hiệu quả để kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng việc chữa khỏi hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và từng trường hợp cụ thể. Một số người có thể hồi phục mà không cần phẫu thuật, trong khi những người khác có thể cần can thiệp y tế hoặc phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí thoát vị và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Đây là phương pháp điều trị đầu tiên thường được áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ và trung bình.

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế các hoạt động gắng sức, nâng vật nặng.
  • Thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen để giảm đau và viêm.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập kéo giãn, tăng cường cơ giúp giảm đau, cải thiện tư thế và tăng cường sức mạnh cho cột sống.
  • Châm cứu, bấm huyệt: Giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và cải thiện tuần hoàn máu.
Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Phương pháp điều trị can thiệp

– Tiêm epidural (gây tê ngoài màng cứng): là một phương pháp giảm đau phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Nó giúp làm giảm viêm và đau tại vùng bị ảnh hưởng bằng cách tiêm thuốc giảm đau và/hoặc thuốc chống viêm steroid vào khu vực xung quanh tủy sống và các dây thần kinh.

– Dùng sóng cao tần: Là phương pháp dùng sóng cao tần có tần số 20 – 1200Mhz để tác động một lực lớn đến vùng đĩa đệm và bên trong đĩa đệm. Từ đó, kéo phần nhân nhầy về lại vị trí ban đầu, phục hồi chức năng đĩa đệm và kích thích nhân nhầy trong đĩa đệm tiếp tục chức năng tiết chất nhầy bôi trơn đĩa đệm. 

– Phẫu thuật: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, không phù hợp điều trị cho những cách khác thì bác sĩ sẽ cân nhắc chọn lựa phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Lấy đĩa đệm: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
  • Ghép đĩa đệm nhân tạo: Thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng một đĩa đệm nhân tạo.

Biện pháp phòng ngừa và ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm

Để phòng ngừa và ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Kết hợp thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá và các loại thực phẩm chứa chất béo có lợi để duy trì cân nặng ổn định. Thừa cân, béo phì sẽ gia tăng áp lực lên cột sống và khiến cơn đau tái phát trở lại.
  • Tập luyện thể dục: Những động tác thể dục nhẹ nhàng đúng cách giúp tăng cường sức khỏe và sự linh hoạt của các nhóm cơ khớp, chậm quá trình thoái hóa. 
  • Thực phẩm chức năng: Ngoài việc bổ sung bằng thực phẩm thì người bệnh cũng có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp như Hoạt Khớp Extra giúp hỗ trợ làm trơn ổ khớp, hạn chế lão hóa khớp, giảm triệu chứng đau khớp, thoái hóa khớp.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp về vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?”. Có thể thấy, bệnh có thể kiểm soát được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Ngoài ra, đừng quên tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và bổ sung thêm canxi để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhé.

Xem thêm: 5+ Dấu Hiệu Thoát Vị Đĩa Đệm Mông Không Nên Chủ Quan

Share it :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.