Thoát vị đĩa đệm

7 Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm – Biết Để Phòng Ngừa

7 Nguyên Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm - Biết Để Phòng Ngừa

Việc xác định được chính xác nguyên nhân thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả hơn. Vì vậy, bài viết này chúng tôi đã tổng hợp những nguyên nhân phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. 

Cấu tạo đĩa đệm & tình trạng thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cột sống thường gặp. Cột sống có chức năng vô cùng quan trọng và là trụ cột để chống đỡ sức nặng của trọng lượng cơ thể. Cột sống có cấu tạo gồm 32 – 34 đốt sống, nó kéo dài từ đáy hộp sọ đến xương cụt. Ở giữa các đốt sống này được ngăn cách bởi các đĩa đệm.

Mỗi đĩa đệm có độ dày khoảng 3mm và được cấu tạo bởi các bao xơ (vòng sợi), nhân nhầy và mâm sụn. Đĩa đệm có vai trò giống như hệ thống đệm giữa các thân đốt sống, giúp con người có thể uốn cong và di chuyển dễ dàng hơn.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra bên ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống. Hoặc hiểu một cách đơn giản là tình trạng đĩa đệm bị phồng và rời khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. 

Cấu tạo đĩa đệm
Cấu tạo đĩa đệm

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Khi các đốt sống và đĩa đệm trong cột sống bị lão hóa và suy yếu, khả năng hỗ trợ và bảo vệ các dây thần kinh cũng giảm. Thoái hóa cột sống có thể gây ra tình trạng viêm và đau đớn, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Lão hóa

Khi tuổi tác tăng, cấu trúc của đĩa đệm bắt đầu thay đổi. Đĩa đệm chứa nước và collagen, nhưng theo thời gian, lượng nước giảm, làm cho đĩa đệm trở nên khô và kém đàn hồi. Điều này khiến cho khả năng hấp thụ lực của đĩa đệm giảm đi, làm tăng nguy cơ bị nứt hoặc rách.

Mặt khác, lão hóa cũng làm giảm độ bền của các mô liên kết xung quanh đĩa đệm, khiến cho chúng dễ bị tổn thương hơn khi có áp lực hoặc chấn thương.

Chấn thương

Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương thể thao, chấn thương do căng cơ đều có thể gây tổn thương đĩa đệm. Khi bị chấn thương, đĩa đệm có thể bị rách, nứt hoặc vỡ, khiến phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh, gây đau nhức và các triệu chứng khác. 

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm do chấn thương, chúng ta cần làm ấm cơ thể trước khi tập luyện, nâng vật nặng đúng cách, và tránh các hoạt động quá sức.

Ngồi quá lâu

Có thể nhiều bạn khá ngạc nhiên khi ngồi quá lâu cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Bởi mọi người đều có xu hướng cúi người về phía trước khi họ ngồi làm việc. chính điều này làm căng các dây chằng quanh cột sống, tăng khả năng thoát vị đĩa đệm.

Để giúp bảo vệ đĩa đệm cũng như cột sống của bạn khi ngồi, hãy lưu ý những điều sau:

  • Giữ lưng thẳng tựa vào ghế, vai và đầu thẳng;
  • Giữ đầu gối ngang với hông hoặc cao hơn 1 chút;
  • Giữ bàn chân phẳng trên sàn, nếu không chạm được sàn thì tìm chỗ để kê chân thoải mái;
  • Nên vận động thường xuyên, rời khỏi ghế sau khoảng 1 tiếng làm việc. bạn có thể đi dạo, thư giãn hoặc đứng lên, thực hiện động tác nhỏ trong ít phút. 

Lối sống ít vận động

Khi chúng ta ít vận động, các cơ xung quanh cột sống trở nên yếu đi, giảm khả năng hỗ trợ và bảo vệ đĩa đệm. Ngoài ra, ít vận động còn làm giảm tuần hoàn máu, khiến đĩa đệm thiếu chất dinh dưỡng và khó phục hồi. 

Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, chúng ta cần thường xuyên vận động, điều chỉnh tư thế ngồi và đứng đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ.

Bê đồ quá nặng

Khi chúng ta nâng vật nặng, đặc biệt là khi không đúng tư thế, cột sống sẽ chịu một áp lực rất lớn. Áp lực này có thể khiến đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị chèn ép, rách và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.

Để bảo vệ cột sống, chúng ta cần chú ý đến tư thế khi nâng vật nặng, gập đầu gối, giữ lưng thẳng, đặt vật gần cơ thể và tránh vặn người.

Ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư thế sẽ liên quan đến các triệu chứng đau lưng kéo dài. Để giảm nguy cơ đau lưng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì chúng ta không nên nằm sấp. Nếu nằm nghiêng, hãy đặt gối giữa 2 chân và đổi bên để giảm áp lực cho cột sống.

Ngoài ra, áp suất trong đĩa đệm có thể tăng gấp đôi hoặc hơn khi ngủ qua đêm. Một nghiên cứu cho thấy, sau 7h ngủ, áp lực cột sống có thể tăng lên đến 240%. Do vậy, đĩa đệm dễ bị thoát vị vào buổi sáng, nên mọi người cần lưu ý. 

Thừa cân béo phì

Cân nặng vượt quá mức cho phép khiến cột sống phải chịu áp lực về trọng lượng lớn hơn khi chúng ta ngồi và đứng. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tổn thương ở đĩa đệm thắt lưng nhiều hơn, gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh ngày càng phổ biến, gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách áp dụng những biện pháp sau:

  • Tập thể dục: Yoga, bơi lội, đi bộ, tập pilates… giúp tăng cường cơ bắp xung quanh cột sống, hỗ trợ và bảo vệ đĩa đệm.
  • Ngồi làm việc đúng tư thế, tránh ngồi lâu một chỗ
  • Thừa cân có thể tạo thêm áp lực lên cột sống và làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đảm bảo ăn uống lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp sử dụng thực phẩm chức năng cho xương khớp có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
Từ thế làm việc đúng hạn chế thoát vị đĩa đệm
Từ thế làm việc đúng hạn chế thoát vị đĩa đệm

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm thường gặp. Nếu bạn thấy bài viết hay, hữu ích thì hãy chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Phương Pháp Điều Trị

Share it :

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.